Nhà phân phối thiết bị máy chuyên nghiệp - 0914504470

Chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học là gì?1. GIỚI THIỆU CHẾ PHẨM SINH HỌC EM
Chế phẩm sinh học EM này có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí thuộc các nhóm: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn. 
Chế phẩm sinh học


1.1. Tác dụng của việc sử dụng chế phẩm sinh học EM để ủ rác thải, phế thải hữu cơ làm phân bón:

- Quá trình mùn hoá rác thải, phế thải nông nghiệp diễn ra nhanh hơn, tạo ra nhiều chất dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây trồng.
- Cung cấp nhiều vi sinh vật hữu hiệu giúp tiếp tục chuyển hoá nhanh các chất hữu cơ trong đất, sinh chất kháng, ức chế vi sinh vật gây thối và sinh hocmôn sinh trưởng.
- Trong quá trình ủ nhiệt độ tăng lên 50-60oC hoặc hơn, với nhiệt độ này hầu hết các vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật gây thối sẽ bi tiêu diệt. Vì vậy nếu ủ đúng kỹ thuật sẽ được một loại phân vừa có chất lượng vừa an toàn với môi trường.


1.2. Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh có những ưu điểm sau:
- Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh sẽ làm giảm bớt việc lạm dụng phân hoá học và thuốc hoá học trên đồng ruộng, mà vẫn đảm bảo năng suất cây trồng.
- Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh về lâu dài sẽ dần dần trả lại độ phì nhiêu cho đất, như làm tăng lượng các chất khoáng photpho và kali dễ tiêu trong đất, tăng độ tơi xốp, cải tạo, cung cấp vi sinh vật hữu hiệu tham gia vào chuyển hoá vật chất trong đất.
- Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh góp phần xây dụng một nền nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững.
- Giảm chi phí sản xuất.


2. CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH Ủ PHÂN

- Nguồn phế thải nông, lâm nghiệp và công nghiệp thực phẩm
+ Cỏ, rơm rạ, ngô, đậu, lạc, bèo, cây phân xanh ( dùng máy băm nghiền đa năng 3A băm nhỏ)


che pham sinh hoc

+ Vỏ cà phê, lạc, trấu...
Chú ý:Khi ủ nên tránh các loại cỏ như cỏ gấu, cỏ tranh.
- Các loại mùn: Than mùn (than bùn dùng trong sản xuất phân bón), mùn mía, mùn cưa, mùn giấy, mùn thuốc lá. - Phân chuồng: gia súc, gia cầm.

Khi ủ rác, lá, vỏ nên bổ sung 25-50% mùn và phân chuồng để giữ ẩm và tăng nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật.


Khi ủ cần hoà chế phẩm EMUNIV vào nước, lượng nước cho vào tuỳ thuộc độ ẩm của phân rác. Sao cho khi tưới chế phẩm vào phân rác được đều và đạt độ ẩm 45-50%.
Trong quá trình ủ cần duy trì độ ẩm để vi sinh vật hoạt động tốt bằng cách đậy kỹ để giữ nhiệt và tránh bay hơi nước.


Vi sinh vật cần oxy để sinh trưởng nên khoảng 10 - 15 ngày nên đảo trộn và bổ sung nước giúp quá trình mùn hoá sẽ nhanh hơn.


Nhiệt độ thích hợp để vi sinh vật ưa nhiệt phân giải nhanh chất hữu cơ là từ 40 - 50oC. Để duy trì nhiệt độ này ta cần phải che đậy kỹ. Trong quá trình ủ nhiệt độ lên cao trên 60oC sẽ làm cho đống ủ khô, lúc này cần phải đảo trộn bổ sung nước.


3. CÁCH Ủ PHÂN HỮU CƠ TỪ PHẾ THẢI NÔNG NGHIỆP


- Ủ ở những nơi thuận tiện cho việc sử dụng, có nền đất nện hoặc xi măng, khô ráo.


- Nếu ủ phế thải khô như rơm rạ, rác lá nên tưới ẩm trước khi ủ ít nhất 12 giờ để nước ngấm vào làm mềm nguyên liệu.


- Sử dụng máy Băm nghiền đa năng 3A băm nhỏ nguyên liệu. Kích thước nguyên liệu càng nhỏ càng tốt.


- Sử dụng 1 gói EMUNIV (200g) cho 1 tấn nguyên liệu.


- Hoà EMUNIV vào nước, lượng nước tuỳ thuộc vào độ ẩm của nguyên liệu ủ. Làm sao để khi ủ, nguyên liệu đạt độ ẩm 50%. Nên bổ sung thêm 1-3% rỉ đường hoặc đường phên.


- Rải phân rác thành từng lớp trong luống ủ có chiều rộng khoảng 2m, chiều dài tuỳ theo lượng rác nhiều hay ít. Độ cao mỗi lớp khoảng 25-30cm. Ta tưới chế phẩm đã hoà vào đều từng lớp, sao cho độ ẩm đạt 50%. Cách kiểm tra độ ẩm khi ủ: Nếu thấy nước ngấm đều trong rác nguyên liệu và khi cầm vào thấy mềm là đạt độ ẩm cần thiết. Tiếp tục rải cho đến khi chiều cao của đống ủ khoảng 1,2-1,5m.


- Sau khi ủ xong, ta che đậy đống ủ bằng bao tải dứa, rơm rạ hoặc mái lợp. Vào mùa đông, cần phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 400C.


- Nhiệt độ đống ủ sẽ tăng lên cao trong vòng một tuần. Sau 10-15 ngày kiểm tra và đảo trộn, nếu đống ủ khô thì thì phải phun thêm nước.


- Tuỳ theo loại nguyên liệu mà thời gian ủ khác nhau. Phế thải nông nghiệp, phân chuồng thường ủ 25-30 ngày. Những phế thải nông nghiệp khác như lá mía, lõi thân cây ngô,... thì thời gian ủ dài hơn.

4. CÁC ỨNG DỤNG KHÁC CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC EMUNIV DẠNG BỘT


Trộn đều chế phẩm cho vào than bùn có độ ẩm 45% (có thể bổ sung thêm 10-30% mùn mía, mùn từ nhà máy giấy, mùn từ nhà máy thuốc lá...), bổ sung 1-3% rỉ đường. Che đậy để tránh mất nhiệt. Ủ 15 - 20 ngày. Sau đó có trộn thêm lượng N, P, K tuỳ thuộc nhà sản xuất. Lượng dùng 200-500g chế phẩm/tấn nguyên liệu.


Hoà chế phẩm vào nước, tưới đều rác, sao cho độ ẩm đạt 45-50%, ủ đống và che đậy đống ủ có thổi khí hoặc sau 10-15 ngày đảo trộn. Ủ 25-30 ngày, mùn ủ được sử dụng làm phân bón. Có thể trộn thêm N, P, K tuỳ thuộc nhà sản xuất. Lượng dùng 200-500g chế phẩm/tấn nguyên liệu.


Hoà một gói chế phẩm (200g) vào 40 lít nước bổ sung 5% rỉ đường, để 3 ngày. Sau đó phun đều cho chuồng trại (mỗi tuần 1 lần).


Cách kiểm tra độ ẩm khi ủ: Nếu thấy nước ngấm đều trong rác thải, phế thải và khi cầm vào thấy mềm là đạt độ ẩm cần thiết. Đối với than bùn, mùn cưa, mùn mía... nếu bóp chặt thấy nước rịn ra kẽ tay là độ ẩm khoảng 50%, nếu nước chảy ra là quá ẩm, còn nếu xoè tay ra thấy vỡ ra là quá khô.



Chúng tôi tin rằng chế phẩm xử lý phế thải hữu cơ làm phân bón vi sinh và xử lý ô nhiễm môi trường - EMUNIV sẽ đáp ứng tốt yêu cầu của người sử dụng.
Xin chân thành cảm ơn các Quý Công ty, xí nghiệp, đại lý và bà con nông dân đã quan tâm, hợp tác chặt chẽ với Công ty chúng tôi.
Để được cung cấp các sản phẩm tốt, mời quý khách liên hệ:
=============================
Đại lý Tuấn Tú Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0914 504 470 - 0339 890 699
Zalo: 0339 890 699 
Email: maynghiendanang@gmail.com
Website: http://maynhanong.com
=============================
Share this article :

Post a Comment

 
Website thành lập © Năm 2014. MÁY ĐA NĂNG - Quản trị Website
Ms Dung | Vĩnh Tường | Vĩnh Phúc | ĐT: 0914504470 | Email: khohangvn68@gmail.com
Thiết kế web: Nguyễn Dung
Được cung cấp bởi: Blogger
Top